Công việc thi công lắp đặt thang máy với các biện pháp thi công cho từng công trình có đặc thù riêng, song phải đảm bảo các yêu cầu chung:
+ Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, yêu cầu tổ chức và thực hiện theo các bước trong quy phạm an toàn trong xây dụng TCVN 5308-91, tiêu chuẩn an toàn xây dụng TC4086-85m quy phạm an toàn TCVN 4244-86, yêu cầu chung an toàn điện TCVN3146-86 và an toàn cháy TCVN 3254-79.
+ Thang máy được lắp đặt dựa trên hồ sơ kỹ thuật gốc, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với TCVN 6395-1998.
+ Việc hiệu chỉnh và kiểm tra theo từng bước trong quy định TCVN 6395-1998.
- Công tác chuẩn bị :
a. Chuẩn bị mặt bằng:
Là mặt bằng giếng thang, trước các cửa tầng và lối đi lại để vận chuyển vật tư, thiết bị để phục vụ cho công việc lắp đặt. Khu vực này sẽ được rào chắn cao 1200 m và có các biển hiệu theo quy định của công trường và phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6395-1998. Có đầy đủ điện chiếu sang và giao cho thủ kho giữ.
b. Kho chứa thiết bị :
Kho chứa thiết bị đ¬¬ư¬ợc làm tạm ở tầng trệt. Trong kho đ¬¬ư¬ợc trang bị đầy đủ ánh sáng 50Lx, đảm bảo khô ráo, đ¬ư¬¬ợc che kín để ng¬¬ười ngoài không thể quan sát đ¬¬ược. Có một chìa khoá riêng và giao cho thủ kho giữ.
Ở địa điểm lắp đặt thang máy phải có nhà điều hành, thông tin và nhà thay quần áo của công nhân, dự kiến kho chứa thiết bị.
c. Tập kết thiết bị và và dụng cụ lắp đặt :
Trên cơ sở chọn ph¬¬ương pháp lắp đặt và dựa vào các thông số khác của thang máy để tập kết thiết bị và dụng cụ đồ nghề thích hợp. Các thiết bị và dụng cụ đồ nghề gồm: Thiết bị vận chuyển theo p¬¬hư¬ơng ngang và phư¬¬¬ơng thẳng đứng .
Thiết bị vận chuyển theo phương ngang bao gồm:
• Xe nâng thuỷ lực .
• Các con lăn thép
• Khi vận chuyển trong nền nhà đã hoàn thiện sẽ có các tấm gỗ hoặc tấm thép lót sàn
• Tời nâng (Tời máy, tời tay, plăng xích), tời 500kg, palăng xích 3,2 tấn
• Kích
• Pa lăng (Pa lăng điện, tay) – 2 tấn – 3,2 tấn
• Vật tư¬¬¬ và dụng cụ bắt giàn giáo .
• Giàn giáo chuyên dùng
• Cabin trượt (dùng cho thi công nhà cao tầng từ 15 tầng trở lên)
• Gỗ tấm dày 40 mm.
• Đinh các loại.
• Dây chão
Các vật tư¬¬¬ thiết bị khác:
• Máy hàn điện, que hàn .
• Máy khoan bê tông >950W, máy khoan sắt >620W
• Máy cắt sắt.
• Máy cắt cáp.
• Livô, quả dọi 8kg, số lượng 04 chiếc, th¬¬¬ước lá 150mm, 500mm.
• Dây điện nguồn, dây điện chiếu sáng, bóng đèn có bao che bảo vệ, đui điện, đồng hồ đo điện.
• Kìm kẹp đầu cốt.
• Bộ đàm nội bộ.
• Dụng cụ đồ nghề cơ khí và điện cầm tay.
Thiết bị an toàn:
• Dây an toàn (cá trượt)
• Dây cứu mạng: 04 sợi, mỗi thang 02 sợi ỉ 12
• Bộ dây nguồn chống giật GFCI < 16mA
• Các tấm chắn và biển báo cấm vào khu vực đang thi công theo quy định. Tất cả các thiết bị và dụng cụ được tập kết tại địa điểm lắp đặt và kho tạm được bố trí tại hiện trường.
Thiết bị kiểm tra:
• Dưỡng căn ray.
• Đồng hồ đo tốc độ.
• Đồng hồ vạn năng.
• Thước kẹp, calip.
• Đồng hồ đo cách điện.
• Livô, quả dọi 8kg, thước lá 150
• Thiết bị hiệu chỉnh, kiểm tra lỗi (Hãng cung cấp)
d. Tiếp nhận thang máy:
Thiết bị thang máy 𬬬ược vận chuyển đến công trình bằng xe Côngtennơ hoặc xe vận tải, dùng xe nâng tối thiểu 3 tấn hoặc cần trục để hạ thiết bị từ trên xe xuống. Khi tiếp nhận thiết bị, sẽ mở tất cả các hòm và các linh kiện để kiểm kê chi tiết, theo bảng kê của nhà cung cấp thang máy, thành phần tham gia:
Đại diện bên cung cấp và lắp đặt.
Đại diện bên chủ đầu tư¬¬¬ và sử dụng.
Đại diện cơ quan kiểm định chất l¬¬ư¬ợng hàng hoá (VNACONTROL) và các bên có liên quan khác (nếu có).
Trư¬¬¬ớc khi mở các kiện thang máy phải kiểm tra niêm phong, kẹp chì và tình trạng bên ngoài của nó, nếu có trư¬¬¬ờng hợp bất thư¬¬¬ờng thì phải ghi ngay vào biên bản.
e. Khi kiểm kê sẽ l¬¬ưu¬ ý:
Số lư¬¬¬ợng thiết bị, vật tư¬¬¬ thực tế so với bảng kê gửi theo hàng .
Mã hiệu, các thông số cơ bản của các bộ phận quan trọng: Máy kéo, tủ điều khiển, cơ cờu đóng mở cửa …
Tình trạng bên ngoài (móp, mép, tróc, x¬ước ….)
Sau khi kiểm kê phải đ¬ư¬a ngay vào kho để cất giữ và bảo quản.
f. Vận chuyển và sắp xếp thiết bị vào kho:
Các thiết bị sẽ 𬬬ược sắp xếp theo một trật tự nhất định phù hợp với quy trình lắp đặt dựa trên nguyên tắc: Dự thấy, dự lấy, những thiết bị vật t¬¬ư¬ lắp trước thì để vào sau, ngoài kho sẽ xắp xếp theo từng loại, từng bộ, tránh để chồng chéo nhau .
g. Lập biên bản sau khi kiểm kê:
Sau khi kiểm kê xong, sẽ lập biên bản bàn giao thiết bị tài liệu kỹ thuật cho bộ phận lắp đặt quản lý, bảo quản cho đến khi đ¬¬ư¬a vào bàn giao sử dụng .
h. Biên bản sẽ khẳng định và kết luận:
Về số lư¬¬¬ợng thiết bị vật tư¬¬¬ đủ hay thiếu so với bảng kê chi tiết và so với thực tế cần đủ để lắp đặt hoàn chỉnh theo hồ sơ kỹ thuật.
Về tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài.
Nếu thiếu hoặc h¬¬ư¬ hỏng thì buộc trách nhiệm bên nào bên đó có kế hoạch và tiến độ cung cấp đầy đủ hoặc bồi thư¬¬¬ờng . - Lắp đặt thang máy:
a. Chuẩn bị cho lắp đặt:
Khảo sát kiểm tra các thông số của hố thang do công việc xây dụng tiến hành.
• Kích th¬¬¬ước thông thuỷ (Bao gồm các kích th¬ư¬ớc hình học trong t¬¬¬ương quan nh¬¬ư¬ độ cân chung, sai lệch giữa các tầng).
• Chỉ tiến hành lắp ráp khi các tiêu chuẩn yêu cầu về xây dụng đã hoàn tất.
• Chuyên viên về thang máy kiểm tra các chi tiết của thiết bị nhập ngoại có đúng và đủ so với hồ sơ gốc do Hãng cấp. Mọi sự sai khác đều cần phải đư¬¬¬ợc thông báo cho Hãng xử lý.
Tiến hành việc lắp ráp sàn gỗ thao tác theo h¬¬¬ướng từ d¬ư¬¬ới lên trên suốt theo chiều cao giếng thang, khoảng cách giữa chúng theo giàn dáo, gia cố cọc chông có thang tay để di chuyển giữa các sàn, sàn thao tác vững chắc đảm bảo chịu tải lớn hơn 2,5KN/m2 sàn (với nhà cao tầng từ 15 tầng trở lên, dùng cabin trượt trong hố thang để lắp ráp).
Các ô cửa tầng và ô lắp ráp phải 𬬬ược che chắn và có biển báo nguy hiểm.
Sử dụng điện chiếu sáng cho từng tầng tạm thời với yêu cầu điện áp không gây nguy hiểm (Yêu cầu điện áp d¬ưới 42V và độ sáng không dư¬ới 50Lx), đèn chiếu sáng được đặt ở các vị trí không gây cản trở cho công việc lắp đặt thang máy.
Có đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy, bảo hộ lao động và dụng cụ lắp ráp.
Lập biên bản công việc chuẩn bị, đư¬¬¬a ra bản nội quy an toàn lắp đặt thang máy trước khi vào công việc bảo dư¬¬¬ỡng kiểm tra từng cụm để lắp thang.
b. Kiểm tra cụm và công tác bảo d¬¬ư¬ỡng:
Ngoài việc kiểm tra về số l¬¬ư¬ợng, chủng loại thiết bị nh¬¬ư¬ trên, chúng ta cần phải kiểm tra chất lư¬¬¬ợng từng cụm và làm công tác bảo d¬¬ưỡng cụm để khẳng định chất l¬¬¬ượng tr¬¬¬ước khi lắp ráp. Các chuyên viên kỹ thuật và thợ bậc cao cùng với các thiết bị đo nhằm kiểm tra các thông số kỹ thuật của:
Phần điện.
Động cơ tải.
Phanh điện từ.
Bộ phát tốc.
Bộ phận hạn chế tốc độ.
Cụm phanh an toàn.
Bộ cứu hộ.
Tủ điện điều khiển.
Hộp điều khiển cabin.
Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng…
Phần cơ.
Cabin.
Khung đối trọng.
Đối trọng.
Ray h¬¬ư¬ớng dẫn.
Hàm phanh sự cố.
c. Công việc lắp đặt:
Vận chuyển máy kéo, tủ điện và các thiết bị phòng máy (Governor, máng cáp, dây cáp dẹt…) lên phòng máy.
Lấy dấu và định vị trên cốt theo thiết kế.
Lắp dầm phụ cho ray đối trọng (dầm thép U140) với các hố thang có độ sâu vượt quá tiêu chuẩn.
Lắp ray đặt cabin, ray đối trọng.
Lắp hệ thống động lực tời kéo vào vị trí.
Làm đầu cáp.
Lắp khung, bộ dẫn h¬¬¬ướng cabin.
Lắp khung bộ dần hư¬¬¬ớng đối trọng.
Lắp các cửa tầng, chỉnh khoá cửa tầng.
Lắp ráp điện động lực, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống an toàn, báo quá tải, hệ thống đèn chiếu sáng hố thang.
Giảm chấn cabin và đối trọng thang dưới hố Pit.
Các công việc lắp đặt trên đều do các công nhân bậc cao, chuyên viên chuyên ngành tham gia thi công trực tiếp.
d. Công việc căn chỉnh:
Căn chỉnh công tắc giới hạn.
Căn chỉnh đóng mở các cửa tầng đảm bảo chính xác, êm và nhẹ nhàng.
Căn chỉnh phanh, bộ hạn chế tốc độ.
Căn chỉnh cơ cấu đóng mở cửa tự động cabin.
Căn chỉnh hệ thống dừng tầng chính xác.
e. Chạy thử, kiểm tra thang:
Trư¬¬¬ớc khi tiến hành việc chạy thử thang cần đề ra các yêu cầu:
An toàn trong vận hành chạy thử.
Thử từng b¬¬ư¬ớc từ các bộ phận cục bộ tới toàn bộ hệ thống.
f. Các b¬ư¬¬ớc chạy thử:
Thực hiện công tác kiểm tra.
Thử thang không tải.
Thử tải tĩnh 200% (10phút).
Thử tải động.
Kiểm tra tốc độ thực: (100% lên xuống 3 lần)
Kiểm tra bằng tầng (± 3mm)
g. Quan sát kiểm tra tình trạng:
Bộ dẫn động.
Thiết bị điện.
Các thiết bị an toàn.
Bộ điều khiển chiếu sáng và tín hiệu.
Bao che giếng thang.
Các chi tiết cabin, đối trọng, ray dẫn h¬¬ướng.
Cửa cabin và cửa tầng.
Kiểm tra kẹp chặt đầu cáp.
Thiết bị bảo vệ nếu cần (Bảo vệ mất pha, ngược pha)
Kiểm tra cách điện của thiết bị và dây điện.
h. Kiểm tra khoảng cách an toàn giữa phần động và tĩnh
i. Hạng mục kiểm tra khác:
Bộ dẫn động (Phát nhiệt, chảy dầu, hoạt động của phanh)
Cửa cabin và cửa tầng (Thực hiện chu trình đóng mở theo nh¬¬ư hồ sơ kỹ thuật).
Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu.
Các bộ phận an toàn (Công tác hành trình, nút Stop, khoá tự động cửa tầng, công tắc an toàn cửa cabin, nóc cabin v..v…).
Thử tải tĩnh với mục đích kiểm tra độ bền của các bộ dẫn động, độ tin cậy của phanh, cáp không bị tr¬¬ư¬ợt trên pulley dẫn độ bền của cabin, treo đối trọng và độ tin cậy kẹp đầu cáp.
Việc thử tải tĩnh đư¬¬¬ợc thực hiện với cabin ở tầng thấp nhất, tải trọng thời gian 10 phút, với tải quy định theo TCVN 5744:1933, 6395:1998, 5866:1995.
Thử tải trọng kiểm tra an toàn bộ phận hãm, bộ hạn chế tốc độ và hệ giảm chấn với tải trọng vư¬ợt 10% so với yêu cầu.