Nội quy an toàn trong thi công
Nội quy trong công trường:
a. Giờ làm việc:
Thứ hai đến thứ sáu:
• Sáng : 08h00 đến 12h00
• Chiều : 13h00 đến 17h00
Thứ bẩy : 08h00 đến 12h00
b. Toàn bộ công nhân phải có mặt tại công trường ít nhất 05 phút trước giờ làm việc. Trường hợp nghỉ phép phải làm đơn trước 02 ngày nộp cho cấp quản lý trực tiếp. Trong trường hợp ốm đau phải có đơn xin phép chậm nhất là 01 ngày sau khi nghỉ. Sau khi nghỉ phải có giấy tờ hợp lệ.
c. Trong giờ làm việc phải mặc đồng phục của công ty cấp phát.
d. Phải có ý thức bảo vệ tài sản của công ty và các thiết bị được lắp đặt tại công trường.
e. Tuyệt đối tuân thủ các Quy định An toàn Lao động và Phòng chống cháy nổ.
f. Trong giờ làm việc tuyệt đối không có mùi bia rượu.
g. Trong giờ làm việc không được qua lại các bộ phận khác.
An toàn trong thi công:
a. Khu vực thi công phải được che chắn và gắn biển cảnh báo.
b. Khu vực thi công phải được bố trí đủ ánh sáng trong quá trình thi công.
c. Tuyệt đối phải mang các thiết bị an toàn, mũ, quần áo, giầy bảo hộ, dây an toàn, trong quá trình thi công.
d. Các thao tác trong quá trình thi công phải thực hiện đúng về tiêu chuẩn như hàn điện, kéo các vật nặng, lắp đặt điện…
e. Cáp dây an toàn phải được thả dọi theo khu vực thi công.
f. Tuyệt đối tuân thủ nội quy an toàn tại công trình làm việc.
g. Trong quá trình thi công các tổ trưởng phải kiểm tra và thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn lao động.
- Tập kết vật tư thiết bị:
a. Tất cả vật tư, thiết bị phải được sắp xếp vào vị trí thi công và kho một cách khoa học gọn gàng, để dự kiểm tra.
b. Kiểm tra danh mục thiết bị theo Packing list.
c. Kiểm tra, chuẩn bị dụng cụ, đồ nghề và vật tư thi công. - Chuẩn bị thi công:
a. Cần phải thu thập thông tin và kiểm tra về các vấn đề sau:
b. Kích thước thực tế của hố thang, kiểm tra lại và đối chiếu với bản vẽ kỹ thuật.
c. Kiểm tra các chướng ngại vật trong mặt bằng thi công, hố thang, các mặt sàn trên và dưới, cầu thang lên xuống, các lan can an toàn của mặt sàn các tầng v.v…
d. Phòng máy, đường lên phòng máy, tình trạng an toàn của phòng máy, các cửa sổ, cửa ra vào vv…Tình trạng và vị trí móc treo Palan, lỗ chừa kéo máy, các kích thước về độ cao OH, dầm chịu lực vv…
e. Hố Pit có nước hay không, đã chống thấm hay chưa, kích thước thực tế và theo bản vẽ.
f. Vị trí nguồn điện thi công và cấp cho thang máy. - Quy trình thực hiện lắp đặt:
a. Chuẩn bị:
Kiểm tra các cửa tầng, dọn dẹp các chướng ngại trước các cửa tầng, che chắn và gắn biển cảnh báo nguy hiểm tại các vị trí cần thiết và các đường lên xuống.
Chuyển các dụng cụ, thiết bị vào đúng vị trí thi công (Palan, Tifor, máy hàn,…..)
Chuyển bị các nguồn điện thi công:
• Vị trí nguồn điện.
• Công suất điện nguồn.
• Nối điện vào máy hàn và các dụng cụ cần thiết khác.
Thắp sáng khu vực thi công.
Lắp đặt sàn thi công, kiểm tra cáp nối và đưa vào đúng vị trí. Sàn thi công được làm việc kích thước tuỳ thuộc theo giếng thang, gồm nhiều tấm gỗ ván dầy > 20mm gép lại với nhau, khung xương dùng xà gồ lạo > (100 x 120) mm.
Thả các dây cáp an toàn dọc theo giếng thang.
Lắp đặt Palan vào các vị trí cần thiết.
b. Định vị chuẩn:
Dùng giàn thao tác để thực hiện các công tác đóng giàn chuẩn trên như hình vẽ 1.
Đóng các giàn chuẩn trên và chuẩn dưới theo đúng kích thước vị trí của bản vẽ kỹ thuật.
Thả dọi để lấy thông số chuẩn theo thực tế.
Tính toán để thả dọi định vị các vị trí theo kích thước chuẩn.
Định vị toàn bộ các điểm chuẩn của giàn chuẩn trên và dưới.
c. Lắp đặt phần giá đỡ ray dẫn hướng:
Dùng giàn thao tác để thi công phần lắp đặt giá đỡ và dựng ray dẫn hướng như hình 2.
Dựa theo các dây dọi định vị để gắn các Bracket đỡ ray dẫn hướng vào các dầm trên vách giếng thang theo đúng khẩu độ cho phép (<3m phải có 1 giàn đỡ). d. Lắp đặt ray dẫn hướng: Đưa toàn bộ ray dẫn hướng buồng thang và đối trọng vào giếng thang, chú ý các đầu nối âm dương. Lắp ray dẫn hướng như hình vẽ 3. Liên kết các thanh ray dọc theo chiều dài của giếng thang (dựng ray), dựng từng cây một, lưu ý phần an toàn trong khi kéo bằng Palan hoặc ròng rọc, gá tạm thời các ray đã dựng vào giá đỡ. Căn chỉnh và định vị theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Chú ý các vị trí nối ray. e. Lắp đặt cụm động cơ máy kéo: Lắp đặt các dầm đỡ cụm máy kéo vào vị trí, chú ý các đầu gối vào dầm bê tông tối thiểu > 120mm. Kiểm tra lại trước khi định vị hai đầu.
Đưa cụm máy kéo vào vị trí.
Căn chỉnh vị trí theo bản vẽ và theo kích thước tiêu chuẩn. Định vị cụm giàn đỡ máy kéo.
f. Lắp đặt khung đối trọng và khung buồng thang:
Đưa khung đối trọng vào vị trí, lắp bộ phận dẫn hướng đối trọng, căn chỉnh theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất.
Đưa khung chịu lực của buồng thang vào vị trí, lắp bộ dẫn hướng buồng thang, căn chỉnh tạm thời.
Lắp sàn buồng thang vào vị trí.
Lắp đặt bộ phanh bảo hiểm trên phòng máy và liên kết với khung buồng thang bằng cáp.
Căn chỉnh độ thăng bằng của sàn theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất. Kiểm tra lại toàn bộ trước khi định vị sàn.
Kéo sàn buồng thang lên tầng trên cùng.
g. Lắp cáp tải:
Kiểm tra độ dài hành trình theo bản vẽ và theo thực tế để cắt cáp theo đúng tiêu chuẩn.
Liên kết cáp và đầu nối bằng chì nung chảy, các tổ trưởng lưu ý kiểm tra kỹ các đầu nối, sau khi đổ chì xong phải nhìn thấy đầu cáp để kiểm tra.
Đưa cáp tải vào vị trí, định vị hai đầu cáp trên khung đối trọng và trên khung buồng thang. Căn chỉnh đều độ căng của các sợi cáp, chú ý khi căn chỉnh đầu cáp phía khung buồng thang để bộ giám sát tải có sự đồng đều trên tất cả các sợi cáp.
Kiểm tra lại độ bám của phanh bảo hiểm.
h. Lắp đặt cửa tầng:
Dùng sàn buồng thang thay giàn thao tác để thi công như hình vẽ 4.
Lắp đặt phần cửa tầng theo thứ tự từ tầng trên cùng xuống. Lưu ý trước khi lắp phải có cốt nền chính xác của toà nhà.
Lắp bậc cửa tầng trước, sau đó lắp đầu cửa, dựng khung cửa định vị theo đúng kích thước tiêu chuẩn, lắp bộ cánh cửa. Căn chỉnh toàn bộ theo các thông số của nhà sản xuất.
Sau khi đã lắp xong phần cửa tầng, dùng báo hoặc giấy bọc lại toàn bộ cửa để không bị trầy xước trong quá trình xây dựng.
i. Lắp vách buồng thang:
Kiểm tra và căn chỉnh lại buồng thang, căn chỉnh lại bộ phận dẫn hướng buồng thang. Lưu ý trước khi lắp vách kiểm tra lại các công tắc điện dưới đáy buồng thang.
Lắp từng vách theo đúng trình tự, căn chỉnh toàn bộ buồng thang.
Lắp cửa buồng thang, lắp bộ truyền cửa.
Căn bộ truyền cửa.
Lắp đặt các bộ phận hố PIT
j. Kiểm tra toàn bộ các phần việc đã lắp đặt, vệ sinh công nghiệp:
Làm các công tác nghiệm thu lắp đặt nội bộ và với khách hàng nêu yêu cầu từ chủ đầu tư.
k. Lắp đặt phần điện:
Lắp đặt phần điện trên phòng máy. (Phần việc này có thể tiến hành trước ngay sau lắp đặt cụm máy kéo).
Kiểm tra tủ điện và động cơ, kiểm tra hệ thống nguồn cung cấp, vận hành tốc độ chậm trên phòng máy.
Thi công hệ thống dây cửa tầng và dây dọc hố, dây chạy theo buồng thang (Driver Cable).
Thi công phần điện trên nóc và trong buồng thang
Lắp đặt và căn chỉnh cảm biến vị trí đếm và dừng tầng.
Lắp đặt và căn chỉnh hệ thống giới hạn.
Vệ sinh công nghiệp.
l. Kiểm tra trước khi vận hành:
Kiểm tra lại toàn bộ công tác lắp đặt.
Kiểm tra nguồn điện cung cấp.
Vệ sinh và bôi trơn các bộ phận truyền động cơ khí
Kiểm tra các bộ phận điện, thông số theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Kiểm tra nguội phần điện, mạch điện chính vi mạch an toàn
Vận hành thang ở tốc độ cao chế độ nhân công và tự động
Vận hành các chế độ mở rộng nếu có.
Vệ sinh công nghiệp, làm các công tác nghiệm thu kỹ thuật nội bộ, xúc tiến công tác hồ sơ để kiểm định an toàn.
- Các công việc hoàn thiện.
Vệ sinh toàn bộ thang máy và các vị trí liên quan
Tiến hành công việc kiểm địhnh theo TCVN
Hoàn thiện hồ sơ lý lịch thang
Bàn giao cho chủ đầu tư.